Mã Vân nói "Miễn Phí là thứ hàng hóa đắt nhất thế giới". Tại sao vậy?
Học tiếng Trung miễn phí chấm com - tháng 6 27, 2018 -
Jack Ma, Mã Vân, miễn phí là thứ hàng hóa đắt nhất thế giới, Trung Quốc luận bàn, Video
Dù bạn có là người học tiếng Trung hay không học tiếng Trung thì cái tên Mã Vân - Jack Ma chắc chắn bạn đã từng nghe đến. Chắc sẽ không cần giới thiệu nhiều về Jack Ma, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xem tại sao Jack Ma lại nói "Miễn phí là thứ hàng hóa đắt nhất thế giới", câu nói của ông hàm chứa ý nghĩa gì? Nó rút ra bài học gì với chúng ta?
Xem thêm: TẠI SAO JACK MA SỬ DỤNG TIẾNG ANH TẠI DIỄN ĐÀN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VRPF 2017
Trong chương trình Thắng tại Trung Quốc (赢在中国) Jack Ma đã chia sẻ câu nói "Miễn phí là thứ hàng hóa đắt nhất thế giới"
Tại sao lại như vậy? đã là miễn phí là thứ chúng ta không phải trả tiền, vậy tại sao nó lại là thứ hàng hóa đắt nhất được?
[caption id="attachment_4694" align="alignnone" width="394"] Tỷ phú Jack Ma (Mã Vân) - ảnh eastday[/caption]
Để giải thích cho vấn đề này chúng ta cùng nhau trả lời một số các câu hỏi sau:
Nếu bạn trả lời: Có! Xin chúc mừng bạn, giáo hội Phật giáo luôn luôn đón chào bạn!
Từ quan điểm tiếp thị mà nói thì mô hình "giá rẻ" hay "miễn phí" là một chiến lược tiếp thị được các nhà kinh doanh đánh vào cảm xúc của khách hàng tốt nhất. Khi đó họ sẽ thu hút được một lượng khách hàng đông đúc.
Con người luôn có một bản năng "luôn muốn một bữa trưa miễn phí" và chiến lược "miễn phí" đã đánh trúng vào bản năng đó.
Thông qua những món quà tặng, những nhà tiếp thị sẽ nắm bắt được sở thích, nắm được khách hàng tiềm năng, từ đó thiết lập một sơ sở dữ liệu để chuẩn bị cho những giao dịch tiếp theo của họ.
Sau khi người bán hàng mang lại một lợi ích nhất định cho bạn, họ sẽ chiếm được một sự tin tưởng nhất định trong lòng bạn. Họ có thể gia tăng lòng trung thành của bạn bằng những món quà giá rẻ tiếp theo. Sau đó họ bắt đầu tung ra các chiến dịch bán hàng. Và từ "con tim" bạn rất dễ chấp nhận nó.
Ví dụ như google mà chúng ta đang sử dụng một thứ miễn phí phổ biến nhất là gmail. Chúng ta có 15GB miễn phí để gửi và nhận thư, nhưng khi bạn đã sử dụng hết, bạn sẽ phải mua chúng.
Cùng nghĩ về ví dụ sau nhé:
Trong cuộc sống những điều tương tự như trên thường xuyên sảy đến với chúng ta. Những thói quen như vậy thường được gọi là "sống qua ngày". Bạn có thể làm một điều khác đi, bạn nhận ra chúng tốn của bạn rất nhiều thời gian, chỉ vì tiết kiệm một chút tiền mà bạn huyễn hoặc bản thân rằng "vì mình có nhiều thời gian mà". Thậm chí một số người sẽ sử dụng luôn cả thời gian làm việc (học tập) để sử dụng cho những việc trên.
Thực sự thì những thứ miễn phí đã tiêu tốn của bạn thứ đáng giá nhất - THỜI GIAN!
Bạn đang nhìn thấy mình tiết kiệm được những khoản trong hiện tại, nhưng bạn không nhìn thấy tương lai bạn cần phải chi những khoản gì. Rõ ràng là giảm ăn giảm mặc, tiền lương thì đang tăng lên nhưng tại sao tiền tiết kiệm lại không tăng lên, thậm chí còn giảm đi. Bởi vì cùng với việc giảm ăn giảm mặc, nhưng tổng thể mà nói đi kèm với tiền lương tăng lên, quan niệm tiêu dùng cũng thay đổi. Đại bộ phận người dân sẽ tiêu dùng mạnh tay hơn. Thông thường tiền lương tăng sẽ không thể nhanh bằng sức tiêu dùng của bạn.
Từ cổ chí kim, người Trung Quốc và người Việt Nam ta luôn xem trọng việc tiết kiệm, đó là một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Nhưng liệu sự tiết kiệm đó có hợp với thời đại hiện nay?
Thời trước như vậy có thể là đúng, nhưng với thời đại chúng ta khi bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin và công nghiệp hóa. Chúng ta cần phải hiểu được sự tiết kiệm ra sao là hợp lý, sự tiết kiệm nào sẽ lại trở thành lãng phí.
Lấy ví dụ nhỏ để chúng ta thử tính xem nhé:
Nếu chúng ta dành 20 phút đi lại hằng ngày để đến nơi làm việc, như vậy một ngày sẽ mất 40 phút
Một tháng chúng ta làm việc khoảng 23 ngày, chúng ta sẽ mất 184 giờ trong một năm.
Một ngày chúng ta làm việc 8 tiếng, vậy là các bạn đang lãng phí mất 23 ngày làm việc (nó tương đương 1 tháng)
Nếu chúng ta thuê nhà gần hơn 20 phút đi lại, chúng ta đôi khi phải bỏ ra số tiền đắt hơn 1 triệu đồng một tháng và tương đương 12 triệu đồng mỗi năm. Nhưng tháng lãng phí từ việc đi lại kia bạn sẽ bù đắp được nó bằng tiền làm thêm giờ, và bằng cơ hội được thăng tiến tốt hơn.
Bạn nên nhớ rằng chỉ khi bạn tăng số tiền bạn thu được nhanh hơn nhu cầu chi tiêu cần thiết của bạn thì số tiền tiết kiệm của bạn mới tăng lên.
Thời gian là thứ duy nhất trong đời có giới hạn, vì thế nó chính là thứ đáng giá nhất.
Thủ tướng Singapo đã từng nói "hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn một tỉ đô xanh". Hãy tiết kiệm thời gian của tuổi trẻ, đây là khoảng thời gian các bạn làm được những điều vĩ đại nhất.
Xem thêm: TẠI SAO JACK MA SỬ DỤNG TIẾNG ANH TẠI DIỄN ĐÀN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VRPF 2017
Miễn phí là thứ hàng hóa đắt nhất thế giới
Trong chương trình Thắng tại Trung Quốc (赢在中国) Jack Ma đã chia sẻ câu nói "Miễn phí là thứ hàng hóa đắt nhất thế giới"
Tại sao lại như vậy? đã là miễn phí là thứ chúng ta không phải trả tiền, vậy tại sao nó lại là thứ hàng hóa đắt nhất được?
[caption id="attachment_4694" align="alignnone" width="394"] Tỷ phú Jack Ma (Mã Vân) - ảnh eastday[/caption]
Để giải thích cho vấn đề này chúng ta cùng nhau trả lời một số các câu hỏi sau:
- Bạn sẽ dành công sức, trí tuê, tiền bạc để làm một việc không thu lại về lợi ích gì không?
- Nếu được tặng một thứ gì đó miễn phí, bạn có nhận nó không? Theo bạn số người từ chối nhiều hay người đồng ý sẽ nhiều?
Nếu bạn trả lời: Có! Xin chúc mừng bạn, giáo hội Phật giáo luôn luôn đón chào bạn!
Đừng ngốc nữa!
Từ quan điểm tiếp thị mà nói thì mô hình "giá rẻ" hay "miễn phí" là một chiến lược tiếp thị được các nhà kinh doanh đánh vào cảm xúc của khách hàng tốt nhất. Khi đó họ sẽ thu hút được một lượng khách hàng đông đúc.
Con người luôn có một bản năng "luôn muốn một bữa trưa miễn phí" và chiến lược "miễn phí" đã đánh trúng vào bản năng đó.
Thông qua những món quà tặng, những nhà tiếp thị sẽ nắm bắt được sở thích, nắm được khách hàng tiềm năng, từ đó thiết lập một sơ sở dữ liệu để chuẩn bị cho những giao dịch tiếp theo của họ.
Sau khi người bán hàng mang lại một lợi ích nhất định cho bạn, họ sẽ chiếm được một sự tin tưởng nhất định trong lòng bạn. Họ có thể gia tăng lòng trung thành của bạn bằng những món quà giá rẻ tiếp theo. Sau đó họ bắt đầu tung ra các chiến dịch bán hàng. Và từ "con tim" bạn rất dễ chấp nhận nó.
Ví dụ như google mà chúng ta đang sử dụng một thứ miễn phí phổ biến nhất là gmail. Chúng ta có 15GB miễn phí để gửi và nhận thư, nhưng khi bạn đã sử dụng hết, bạn sẽ phải mua chúng.
Tại sao người nghèo lại càng nghèo
Miễn phí thực sự rất đắt
Cùng nghĩ về ví dụ sau nhé:
- Chuẩn bị sang năm mới, bạn cần mua quần áo mới. Bộ quần áo mà bạn thích, bạn cần chi trả một triệu đồng. Nhưng bạn không muốn chi quá nhiều tiền. Nhưng trên Shopee hay lazada bạn thấy một loạt các bộ quần áo như vậy, bạn tha hồ so sánh giá cả của các shop trên đó. Và khi bạn đang do dự phải chăng mua bộ này hay mua bộ kia sẽ tốt hơn. Trong giỏ hàng của bạn, bạn đã cho vào đó vài bộ quần áo giống nhau nhưng từ các shop mà bạn cho rằng giá hợp lý. Rốt cuộc bạn phải dành rất nhiều thời gian để chọn lựa là mua bộ nào. Sau khi nhận được hàng bạn lại cảm thấy không thỏa mãn, kết quả bạn lại gửi trả (hoặc từ chối nhận hàng). Cuối cùng sau 2,3 lần, bạn cũng đã mua được. Có lẽ bạn đã tiết kiệm được khoảng 100k, nhưng tính đi tính lại thì bạn đã tiêu mất bao nhiêu thời gian nếu mua bộ 1 triệu ngay từ đầu?
- Quanh nhà bạn các siêu thị không có một chương trình khuyến mại nào, nhưng cách đó khoảng 30 phút đi xe thì các siêu thị đang khuyến mãi tưng bừng. Bạn sẽ chọn mua hàng ở đâu? gần nhà hay đến các siêu thị khuyến mãi để tiết kiệm được vài trăm ngàn nhưng bạn phải dành thêm 30 phút đi xe?
- Chiếc máy tính của bạn đã cũ rồi, bạn chắc chắn cần phải đổi một chiếc máy tính mới. Nhưng phải ba tháng nữa mới đến tuần lễ vàng chào đón tân sinh viên, khi này mua máy tính chắc chắn sẽ rẻ được vài triệu? Bạn sẽ chọn sử dụng tiếp máy tính cũ của bạn, vì nó đã cũ nên đôi khi bạn sẽ gặp rắc rối khi sử dụng nó. Hay bạn sẽ quyết định mua luôn bộ máy tính mới cho dù mua tại thời điểm này bạn sẽ mua cao hơn khoảng 2 triệu đồng. Chắc chắn trong 3 tháng tiếp theo nếu bạn chưa mua, bạn sẽ phải dành thời gian để xem giá cả của các chương trình khuyến mại, và bạn có thể lãng phí rất nhiều thời gian và cả hiệu quả công việc trong 3 tháng này.
Trong cuộc sống những điều tương tự như trên thường xuyên sảy đến với chúng ta. Những thói quen như vậy thường được gọi là "sống qua ngày". Bạn có thể làm một điều khác đi, bạn nhận ra chúng tốn của bạn rất nhiều thời gian, chỉ vì tiết kiệm một chút tiền mà bạn huyễn hoặc bản thân rằng "vì mình có nhiều thời gian mà". Thậm chí một số người sẽ sử dụng luôn cả thời gian làm việc (học tập) để sử dụng cho những việc trên.
Thực sự thì những thứ miễn phí đã tiêu tốn của bạn thứ đáng giá nhất - THỜI GIAN!
Thứ 2 Bỏ quên những thanh toán
Bạn đang nhìn thấy mình tiết kiệm được những khoản trong hiện tại, nhưng bạn không nhìn thấy tương lai bạn cần phải chi những khoản gì. Rõ ràng là giảm ăn giảm mặc, tiền lương thì đang tăng lên nhưng tại sao tiền tiết kiệm lại không tăng lên, thậm chí còn giảm đi. Bởi vì cùng với việc giảm ăn giảm mặc, nhưng tổng thể mà nói đi kèm với tiền lương tăng lên, quan niệm tiêu dùng cũng thay đổi. Đại bộ phận người dân sẽ tiêu dùng mạnh tay hơn. Thông thường tiền lương tăng sẽ không thể nhanh bằng sức tiêu dùng của bạn.
Từ cổ chí kim, người Trung Quốc và người Việt Nam ta luôn xem trọng việc tiết kiệm, đó là một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Nhưng liệu sự tiết kiệm đó có hợp với thời đại hiện nay?
Thời trước như vậy có thể là đúng, nhưng với thời đại chúng ta khi bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin và công nghiệp hóa. Chúng ta cần phải hiểu được sự tiết kiệm ra sao là hợp lý, sự tiết kiệm nào sẽ lại trở thành lãng phí.
Lấy ví dụ nhỏ để chúng ta thử tính xem nhé:
Nếu chúng ta dành 20 phút đi lại hằng ngày để đến nơi làm việc, như vậy một ngày sẽ mất 40 phút
Một tháng chúng ta làm việc khoảng 23 ngày, chúng ta sẽ mất 184 giờ trong một năm.
Một ngày chúng ta làm việc 8 tiếng, vậy là các bạn đang lãng phí mất 23 ngày làm việc (nó tương đương 1 tháng)
Nếu chúng ta thuê nhà gần hơn 20 phút đi lại, chúng ta đôi khi phải bỏ ra số tiền đắt hơn 1 triệu đồng một tháng và tương đương 12 triệu đồng mỗi năm. Nhưng tháng lãng phí từ việc đi lại kia bạn sẽ bù đắp được nó bằng tiền làm thêm giờ, và bằng cơ hội được thăng tiến tốt hơn.
Tiết kiệm thời gian là điều cần nhất
Bạn nên nhớ rằng chỉ khi bạn tăng số tiền bạn thu được nhanh hơn nhu cầu chi tiêu cần thiết của bạn thì số tiền tiết kiệm của bạn mới tăng lên.
Thời gian là thứ duy nhất trong đời có giới hạn, vì thế nó chính là thứ đáng giá nhất.
Thủ tướng Singapo đã từng nói "hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn một tỉ đô xanh". Hãy tiết kiệm thời gian của tuổi trẻ, đây là khoảng thời gian các bạn làm được những điều vĩ đại nhất.