Có thể bạn chưa biết phương pháp học tiếng Trung online KHÔNG HỌC VIẾT
Học tiếng Trung miễn phí chấm com - tháng 11 21, 2018 -
học tiếng trung, học tiếng trung online, học viết tiếng trung, Kinh nghiệm học tiếng Trung - phương pháp, phương pháp học tiếng trung, pp học tiếng trung
Nghe nói đọc viết là 4 kỹ năng của người học tiếng Trung nói chung và người học tiếng Trung online nói riêng. Bạn chưa từng nghe về phương pháp học tiếng Trung không học viết? Trong bài viết này tôi và các bạn sẽ cùng nhau trao đổi và làm rõ bản chất của việc học viết trong tiếng Trung.
Như các bạn mới học tiếng Trung, bạn nào cũng cắm đầu vào dùi mài kinh sử, chép hàng đống phải không? Việc này đúng hay sai? nó cần thiết đến đâu? và cách thức nào cho chúng ta nhớ từ vựng tiếng Trung thay việc phải viết tiếng Trung như vậy?
Học tiếng Trung online không cần viết? Bạn đã thực sự hiểu phương pháp này chưa?
Sau một khoảng thời gian dài học tập và dạy học, đặc biệt là khi sang Trung Quốc du học, tôi luôn tự hỏi "trong các kỹ năng nghe nói đọc viết thì kỹ năng nào quan trọng nhất?" và Chúng ta sẽ học đồng thời cả 4 kỹ năng đó hay sẽ tập trung vào từng nhóm phương pháp một?
Sau khi tìm hiểu và nhận được rất nhiều các câu trả lời từ giáo viên cũng như những người có kinh nghiệm lâu năm uy tín trong dạy và học tiếng Trung. Tôi đã tổng kết lại và nghĩ rằng mình cần phải có trách nhiệm viết một bài đầy đủ về vấn đề phương pháp học tiếng Trung.
Trước khi vào với phương pháp học tiếng Trung thì ta cần đi từ cái gốc rễ của vấn đề. Ai cũng mong muốn tinh thông cả 4 kỹ năng trên. Nhưng họ đã phát triển các kỹ năng đó như thế nào? Chúng ta học ngôn ngữ sẽ hoàn toàn thuận theo tự nhiên, hãy lấy quá trình phát triển ngôn ngữ của đứa bé ra để phân tích nhé.
Kỹ năng nghe: Đây là hoạt động đầu tiên của con người trong 4 kỹ năng trên, ngay cả khi mới sinh ra chúng ta thấy rằng mọi đứa trẻ đều sẽ nghe ông bà cha mẹ nói rằng "nói ba đi con" và đứa bé sẽ nhại theo là "ba, ba", nghe sẽ hình thành ra nói! (đứa trẻ bị điếc thì sẽ bị câm)
Kỹ năng nói: sau khi nghe được âm thanh, chúng ta phải phát âm âm thanh đó cho chuẩn. Nhưng không phải cứ nghe nhiều thì sẽ nói giỏi. Bạn thấy đứa bé không phải ngay từ lúc đầu nó đã phát âm chính xác được các từ. Sau quá trình phát âm nhiều lần (có sự uốn nắn, và đứa bé tự sửa do chính bé nghe lại âm thanh của mình). Nói tốt hay không là do nói nhiều :) Phát âm của chúng ta muốn giống một ai đó thì phần nhiều là do khẩu hình miệng, chúng ta phải bắt chước giống cái khẩu hình miệng và lưỡi.
Kỹ năng đọc: Đọc được hình thành sau một chút, sau khi nghe và nói hình thành thì đọc sẽ dần dần được hình thành thông qua việc nhận biết mặt chữ. Lúc này trí não của chúng ta mới chỉ nhận ra được mặt chữ. Nhưng để viết được nó thì chưa.
Kỹ năng viết: Kỹ năng viết có được khi chúng ta nhớ được hoàn toàn mặt chữ và luyện viết. Việc luyện viết sẽ giúp cho chúng ta viết nhanh hơn, đẹp hơn, còn yếu tố viết ra chữ lại là do bộ não có nhớ được mặt chữ đó không. Chữ Trung Quốc lại có thêm một đặc điểm hấp dẫn là chữ tượng hình, vì thế mỗi một chữ sẽ biểu thị cho ý nghĩa, mô tả cuộc sống. Vì thế khi nắm được các bộ thủ thì việc viết sẽ nhanh hơn, dễ hơn. NHƯNG MỘT SỐ NGƯỜI LẠI THƯỜNG LÀM VIỆC NÀY NGAY TỪ KHI BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG TRUNG! SAI LẦM HOÀN TOÀN. Bộ thủ trong tiếng Trung chẳng qua chỉ là các chữ thường gặp, vì thế sau một thời gian học thì đầu óc chúng ta tự khắc sẽ nạp các bộ thủ vào đầu, vì nó chính là các chữ cơ bản trong tiếng Trung.
Người không nghe nói được là người câm điếc
Người không đọc viết được là người mù chữ
Xã hội hiện đại, bạn không muốn mình là người mù chữ, NHƯNG điều tồi tệ hơn khi bạn là người câm điếc.
Sau khi phân tích và hiểu rõ vấn đề thì chúng ta đều có thể thống nhất rằng Nghe là quan trọng nhất, nói đứng số 2, Đọc là số 3 và viết là số 4.
Nghe là kỹ năng quan trọng nhất, và cũng thật may thay, nghe cũng là kỹ năng dễ học nhất.
Tại sao tôi lại nói kỹ năng nghe là dễ học nhất? Căn cứ vào số điểm thi HSK của đa số các bạn học tiếng Trung thì điểm nghe của các bạn thường cao hơn rất nhiều so với các điểm đọc hiểu và viết.
Ngược lại một thực tế là rất nhiều bạn bắt đầu học tiếng Trung thì lại rất sợ môn nghe tiếng Trung. Vậy phương pháp học môn nghe tiếng Trung là gì?
Sẽ chẳng có một phương pháp nào cao siêu cả, giáo trình hán ngữ nghe nói đã vạch sẵn những con đường, chúng ta chỉ việc chạy theo chúng thôi. Giáo trình hán ngữ NGHE NÓI được sinh ra là để phục vụ kỹ năng nghe nên nó sẽ có những mặt chuyên sâu hơn rất nhiều phần mp3 các bạn nghe ở trong giáo trình hán ngữ.
Các bạn xem thêm video để hiểu hơn
https://www.youtube.com/watch?v=Tt7I44dkxE8
Nếu bạn để ý thì trong cách phát âm tiếng Việt và tiếng Trung thì các âm khó phát âm nhất là âm cong lưỡi và âm bật hơi. Vì đa phần trung chúng ta phát âm bình thường đều không cong lưỡi và bật hơi (nhất là người ngoài bắc, người miền Trung và miền nam thì vấn đề này được giải quyết tốt hơn). Quá trình này đã hình thành rất lâu rồi (mười mấy, hai mươi năm) giờ lưỡi đã cứng, mồm đã chắc. Việc thay đổi nó sẽ phải mất một thời gian.
Khi nghe được các bạn nên nhại lại, và quá trình này hình thành sẽ khiến cho các cơ ở miệng của bạn dẻo hơn. Bạn sẽ thấy dần dần phát âm tiếng Trung không còn khó khăn như giai đoạn đầu tiên.
Nếu có điều kiện tiếp xúc với người Trung Quốc hãy nói thật nhiều vào, họ biết chúng ta là người nước ngoài nói tiếng Trung nên họ không quá quan trọng vấn đề chuẩn hay không chuẩn. Chúng ta nói nhiều thì mới nói hay, nói chuẩn được. (Nói nhiều để rèn cho cái khẩu hình miệng chúng ta quen dần, còn việc họ cứ trố mắt ra hoặc nhìn chằm chằm vào ta để cố hiểu, hoặc bắt ta nói lại là điều bình thường, ta lại có cơ hội nói lại lần nữa...cứ coi như người đối điện IQ..... à thôi, đụng chạm quá, bỏ đi nhé, cứ nói nhiều là được)
Với những bạn không có điều khiện tiếp xúc với người Trung Quốc các bạn nên ghi âm hoặc quay thành video và upload nó lên trên mạng, cùng với nhóm những người đang học tiếng Trung. Các bạn thường sẽ có suy nghĩ là mình nói chưa giỏi và phát âm chưa chuẩn và sợ bị người khác cười chê. Nhưng chính khi họ cười thì ta biết rằng ta nói chưa chuẩn, từ đó ta cần nói nhiều hơn.
https://www.youtube.com/watch?v=Cy6sG0K3kp8
Kỹ năng đọc là kỹ năng tương đối khó vì khi nhớ được mặt chữ (nhớ mặt chữ có 2 lever, lever thấp hơn dùng để đọc tiếng Trung, còn lever cao hơn tức là nhớ đủ để viết ra)
Kỹ năng này khi nhìn nhiều vào các văn bản có tiếng Trung thì bộ não chúng ta sẽ hình thành tư duy này. Có một vấn đề là khi bạn đọc một đoạn văn tiếng Trung dài 1 trang giấy, nếu có khoản 10 từ các bạn không biết, các bạn sẽ khó lòng đọc trôi chảy được đoạn văn đó (có thể đọc hiểu). Vì thế khi luyện kỹ năng đọc trong tiếng Trung, các bạn cần chọn lựa các văn bản phù hợp với trình độ của bản thân.
Thật may mắn là trong bộ giáo trình hán ngữ (gồm có phần đọc hiểu, nghe nói và tổng hợp) họ đã thiết kế ra rất khoa học để các bạn luyện tập các kỹ năng này. Nếu các bạn nào còn chưa hiểu hết về bộ giáo trình hán ngữ có thể xem thêm video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=4bsjpKa8RfA
Chúng ta đến với kỹ năng khó nhất trong việc học tiếng Trung Quốc.
Chắc hẳn không ai trong chúng ta dám tự nhận mình giỏi viết và biết tất cả các chữ trong tiếng Trung. Ngay cả người Trung Quốc họ cũng bị quên mặt chữ Hán - đây là chuyện rất bình thường. Vì thế để học viết tiếng Trung, thông thường chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Như bản thân tôi đến giờ vẫn chưa thể thành thạo kỹ năng này. :)
Quá may mắn khi chúng ta sinh ra ở thời đại 4.0 thời đại mà máy tính và internet đang nở rộ. Việc viết chữ bây giờ không còn là quá phức tập khi mà chúng ta có thể soạn thảo văn bản trên máy tính nhờ vào công cụ gõ tiếng Trung sogou pinyin. Với công cụ này các bạn chỉ cần nhớ được pinyin của tiếng Trung, tức là các bạn nghe nói và đọc được thì các bạn sẽ viết được trên máy tính. Bạn thử đánh ra là biết ngay!
Tại sao nói là học tiếng Trung không cần viết là như vậy.
Trong giai đoạn đầu của người học tiếng Trung, các bạn vẫn cần luyện tập bằng cách chép lại từ mới giúp các bạn nhớ được các chữ cơ bản. Trước khi các bạn đạt HSK 3 tức ra có khoảng 600 từ vựng cơ bản của tiếng Trung, thì kỹ năng này vẫn rất hữu dụng để nhớ mặt chữ. Chú ý là đừng chỉ chép không nhé, các bạn nên đặt thành câu, thành đoạn văn để cho tư duy và hiểu rõ hơn về bối cảnh sử dụng của từng từ mới trong tiếng Trung Quốc.
Lưu ý: Bài này chỉ mang tính chất chia sẻ những trải nghiệm của bạn thân, thắc mắc xin vui lòng comment phía dưới. Để nhận được nhiều bài học tiếng Trung và thông tin liên quan đến Tiếng Trung, bạn có thể điền theo form phía dưới.
[googleapps domain="docs" dir="forms/d/e/1FAIpQLSf-ByYQlkhNDQMa01sYC2-urhZwIt-LDOpkt5keAzTP4JQ9CA/viewform" query="embedded=true" width="640" height="1110" /]
Như các bạn mới học tiếng Trung, bạn nào cũng cắm đầu vào dùi mài kinh sử, chép hàng đống phải không? Việc này đúng hay sai? nó cần thiết đến đâu? và cách thức nào cho chúng ta nhớ từ vựng tiếng Trung thay việc phải viết tiếng Trung như vậy?
Học tiếng Trung online không cần viết? Bạn đã thực sự hiểu phương pháp này chưa?
Lý do viết bài
Sau một khoảng thời gian dài học tập và dạy học, đặc biệt là khi sang Trung Quốc du học, tôi luôn tự hỏi "trong các kỹ năng nghe nói đọc viết thì kỹ năng nào quan trọng nhất?" và Chúng ta sẽ học đồng thời cả 4 kỹ năng đó hay sẽ tập trung vào từng nhóm phương pháp một?
Sau khi tìm hiểu và nhận được rất nhiều các câu trả lời từ giáo viên cũng như những người có kinh nghiệm lâu năm uy tín trong dạy và học tiếng Trung. Tôi đã tổng kết lại và nghĩ rằng mình cần phải có trách nhiệm viết một bài đầy đủ về vấn đề phương pháp học tiếng Trung.
Nghe nói đọc viết cái nào quan trọng nhất?
Trước khi vào với phương pháp học tiếng Trung thì ta cần đi từ cái gốc rễ của vấn đề. Ai cũng mong muốn tinh thông cả 4 kỹ năng trên. Nhưng họ đã phát triển các kỹ năng đó như thế nào? Chúng ta học ngôn ngữ sẽ hoàn toàn thuận theo tự nhiên, hãy lấy quá trình phát triển ngôn ngữ của đứa bé ra để phân tích nhé.
Kỹ năng nghe: Đây là hoạt động đầu tiên của con người trong 4 kỹ năng trên, ngay cả khi mới sinh ra chúng ta thấy rằng mọi đứa trẻ đều sẽ nghe ông bà cha mẹ nói rằng "nói ba đi con" và đứa bé sẽ nhại theo là "ba, ba", nghe sẽ hình thành ra nói! (đứa trẻ bị điếc thì sẽ bị câm)
Kỹ năng nói: sau khi nghe được âm thanh, chúng ta phải phát âm âm thanh đó cho chuẩn. Nhưng không phải cứ nghe nhiều thì sẽ nói giỏi. Bạn thấy đứa bé không phải ngay từ lúc đầu nó đã phát âm chính xác được các từ. Sau quá trình phát âm nhiều lần (có sự uốn nắn, và đứa bé tự sửa do chính bé nghe lại âm thanh của mình). Nói tốt hay không là do nói nhiều :) Phát âm của chúng ta muốn giống một ai đó thì phần nhiều là do khẩu hình miệng, chúng ta phải bắt chước giống cái khẩu hình miệng và lưỡi.
Kỹ năng đọc: Đọc được hình thành sau một chút, sau khi nghe và nói hình thành thì đọc sẽ dần dần được hình thành thông qua việc nhận biết mặt chữ. Lúc này trí não của chúng ta mới chỉ nhận ra được mặt chữ. Nhưng để viết được nó thì chưa.
Kỹ năng viết: Kỹ năng viết có được khi chúng ta nhớ được hoàn toàn mặt chữ và luyện viết. Việc luyện viết sẽ giúp cho chúng ta viết nhanh hơn, đẹp hơn, còn yếu tố viết ra chữ lại là do bộ não có nhớ được mặt chữ đó không. Chữ Trung Quốc lại có thêm một đặc điểm hấp dẫn là chữ tượng hình, vì thế mỗi một chữ sẽ biểu thị cho ý nghĩa, mô tả cuộc sống. Vì thế khi nắm được các bộ thủ thì việc viết sẽ nhanh hơn, dễ hơn. NHƯNG MỘT SỐ NGƯỜI LẠI THƯỜNG LÀM VIỆC NÀY NGAY TỪ KHI BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG TRUNG! SAI LẦM HOÀN TOÀN. Bộ thủ trong tiếng Trung chẳng qua chỉ là các chữ thường gặp, vì thế sau một thời gian học thì đầu óc chúng ta tự khắc sẽ nạp các bộ thủ vào đầu, vì nó chính là các chữ cơ bản trong tiếng Trung.
Người không nghe nói được là người câm điếc
Người không đọc viết được là người mù chữ
Xã hội hiện đại, bạn không muốn mình là người mù chữ, NHƯNG điều tồi tệ hơn khi bạn là người câm điếc.
Kỹ năng quan trọng nhất nhưng có dễ học không?
Sau khi phân tích và hiểu rõ vấn đề thì chúng ta đều có thể thống nhất rằng Nghe là quan trọng nhất, nói đứng số 2, Đọc là số 3 và viết là số 4.
Nghe là kỹ năng quan trọng nhất, và cũng thật may thay, nghe cũng là kỹ năng dễ học nhất.
Tại sao tôi lại nói kỹ năng nghe là dễ học nhất? Căn cứ vào số điểm thi HSK của đa số các bạn học tiếng Trung thì điểm nghe của các bạn thường cao hơn rất nhiều so với các điểm đọc hiểu và viết.
Ngược lại một thực tế là rất nhiều bạn bắt đầu học tiếng Trung thì lại rất sợ môn nghe tiếng Trung. Vậy phương pháp học môn nghe tiếng Trung là gì?
Phương pháp học nghe tiếng Trung
Sẽ chẳng có một phương pháp nào cao siêu cả, giáo trình hán ngữ nghe nói đã vạch sẵn những con đường, chúng ta chỉ việc chạy theo chúng thôi. Giáo trình hán ngữ NGHE NÓI được sinh ra là để phục vụ kỹ năng nghe nên nó sẽ có những mặt chuyên sâu hơn rất nhiều phần mp3 các bạn nghe ở trong giáo trình hán ngữ.
Các bạn xem thêm video để hiểu hơn
https://www.youtube.com/watch?v=Tt7I44dkxE8
Kỹ năng nói tiếng Trung
Nếu bạn để ý thì trong cách phát âm tiếng Việt và tiếng Trung thì các âm khó phát âm nhất là âm cong lưỡi và âm bật hơi. Vì đa phần trung chúng ta phát âm bình thường đều không cong lưỡi và bật hơi (nhất là người ngoài bắc, người miền Trung và miền nam thì vấn đề này được giải quyết tốt hơn). Quá trình này đã hình thành rất lâu rồi (mười mấy, hai mươi năm) giờ lưỡi đã cứng, mồm đã chắc. Việc thay đổi nó sẽ phải mất một thời gian.
Khi nghe được các bạn nên nhại lại, và quá trình này hình thành sẽ khiến cho các cơ ở miệng của bạn dẻo hơn. Bạn sẽ thấy dần dần phát âm tiếng Trung không còn khó khăn như giai đoạn đầu tiên.
Nếu có điều kiện tiếp xúc với người Trung Quốc hãy nói thật nhiều vào, họ biết chúng ta là người nước ngoài nói tiếng Trung nên họ không quá quan trọng vấn đề chuẩn hay không chuẩn. Chúng ta nói nhiều thì mới nói hay, nói chuẩn được. (Nói nhiều để rèn cho cái khẩu hình miệng chúng ta quen dần, còn việc họ cứ trố mắt ra hoặc nhìn chằm chằm vào ta để cố hiểu, hoặc bắt ta nói lại là điều bình thường, ta lại có cơ hội nói lại lần nữa...cứ coi như người đối điện IQ..... à thôi, đụng chạm quá, bỏ đi nhé, cứ nói nhiều là được)
Với những bạn không có điều khiện tiếp xúc với người Trung Quốc các bạn nên ghi âm hoặc quay thành video và upload nó lên trên mạng, cùng với nhóm những người đang học tiếng Trung. Các bạn thường sẽ có suy nghĩ là mình nói chưa giỏi và phát âm chưa chuẩn và sợ bị người khác cười chê. Nhưng chính khi họ cười thì ta biết rằng ta nói chưa chuẩn, từ đó ta cần nói nhiều hơn.
https://www.youtube.com/watch?v=Cy6sG0K3kp8
Kỹ năng đọc tiếng Trung
Kỹ năng đọc là kỹ năng tương đối khó vì khi nhớ được mặt chữ (nhớ mặt chữ có 2 lever, lever thấp hơn dùng để đọc tiếng Trung, còn lever cao hơn tức là nhớ đủ để viết ra)
Kỹ năng này khi nhìn nhiều vào các văn bản có tiếng Trung thì bộ não chúng ta sẽ hình thành tư duy này. Có một vấn đề là khi bạn đọc một đoạn văn tiếng Trung dài 1 trang giấy, nếu có khoản 10 từ các bạn không biết, các bạn sẽ khó lòng đọc trôi chảy được đoạn văn đó (có thể đọc hiểu). Vì thế khi luyện kỹ năng đọc trong tiếng Trung, các bạn cần chọn lựa các văn bản phù hợp với trình độ của bản thân.
Thật may mắn là trong bộ giáo trình hán ngữ (gồm có phần đọc hiểu, nghe nói và tổng hợp) họ đã thiết kế ra rất khoa học để các bạn luyện tập các kỹ năng này. Nếu các bạn nào còn chưa hiểu hết về bộ giáo trình hán ngữ có thể xem thêm video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=4bsjpKa8RfA
Kỹ năng viết tiếng Trung
Chúng ta đến với kỹ năng khó nhất trong việc học tiếng Trung Quốc.
Chắc hẳn không ai trong chúng ta dám tự nhận mình giỏi viết và biết tất cả các chữ trong tiếng Trung. Ngay cả người Trung Quốc họ cũng bị quên mặt chữ Hán - đây là chuyện rất bình thường. Vì thế để học viết tiếng Trung, thông thường chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Như bản thân tôi đến giờ vẫn chưa thể thành thạo kỹ năng này. :)
Quá may mắn khi chúng ta sinh ra ở thời đại 4.0 thời đại mà máy tính và internet đang nở rộ. Việc viết chữ bây giờ không còn là quá phức tập khi mà chúng ta có thể soạn thảo văn bản trên máy tính nhờ vào công cụ gõ tiếng Trung sogou pinyin. Với công cụ này các bạn chỉ cần nhớ được pinyin của tiếng Trung, tức là các bạn nghe nói và đọc được thì các bạn sẽ viết được trên máy tính. Bạn thử đánh ra là biết ngay!
Tại sao nói là học tiếng Trung không cần viết là như vậy.
Nhưng
Trong giai đoạn đầu của người học tiếng Trung, các bạn vẫn cần luyện tập bằng cách chép lại từ mới giúp các bạn nhớ được các chữ cơ bản. Trước khi các bạn đạt HSK 3 tức ra có khoảng 600 từ vựng cơ bản của tiếng Trung, thì kỹ năng này vẫn rất hữu dụng để nhớ mặt chữ. Chú ý là đừng chỉ chép không nhé, các bạn nên đặt thành câu, thành đoạn văn để cho tư duy và hiểu rõ hơn về bối cảnh sử dụng của từng từ mới trong tiếng Trung Quốc.
Lưu ý: Bài này chỉ mang tính chất chia sẻ những trải nghiệm của bạn thân, thắc mắc xin vui lòng comment phía dưới. Để nhận được nhiều bài học tiếng Trung và thông tin liên quan đến Tiếng Trung, bạn có thể điền theo form phía dưới.
[googleapps domain="docs" dir="forms/d/e/1FAIpQLSf-ByYQlkhNDQMa01sYC2-urhZwIt-LDOpkt5keAzTP4JQ9CA/viewform" query="embedded=true" width="640" height="1110" /]